Đặc điểm Tường_thành_Seoul

Một đoạn tường thành tại Công viên Tường Thành & Công viên Naksan

Các bức tường ban đầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 14, vật liệu để xây là những viên đá tròn kích cỡ trung bình được kết dính với nhau bằng bùn. Dưới thời trị vì của vua Sejong Đại đế vào giữa thế kỷ 15, một cuộc tân trang bức tường quy mô lớn được thực hiện bằng cách thay thế các phần tường đất bằng các phần tường đá hình chữ nhật.[1] Năm 1704, cuộc đại trùng tu của vua Sukjong xây dựng lại các phần của bức tường bằng các phiến đá lớn, đồng nhất, đánh dấu đặc điểm duy nhất cuối cùng của dãy tường thành Seoul.[2]

Phần phía đông của Seoul nằm ở vị trí thấp hơn các phần khác và dễ bị tấn công từ bên ngoài. Do đó, một đài quan sát đã được xây bên ngoài cổng để củng cố khả năng phòng thủ. Điều này dẫn đến việc mở rộng một phần bức tường giữa cổng Heunginjimun và cổng Gwanghuimun ra bên ngoài theo hình chữ nhật để bảo vệ tháp quan sát đặt bên trong. Ụ đốt lửa báo hiệu là một thành phần khác của hệ thống phòng thủ, được triển khai lần đầu vào năm 1394 và hoạt động đến năm 1894. Các tín hiệu được gửi đi khắp đất nước từ ụ này sang ụ khác, ban ngày thì sử dụng khói còn ban đêm thì dùng lửa, báo hiệu được đèn hiệu trên đỉnh Namsan tiếp nhận và chuyển đến Cung điện Hoàng gia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tường_thành_Seoul http://discoveringkorea.com/100914/hiking-seoul-fo... http://www.korea.net/NewsFocus/Travel/view?article... //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3... //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5... //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8... https://archive.is/20140806060307/http://www.korea... https://seoulcitywall.seoul.go.kr/front/eng/sub04/... https://web.archive.org/web/20120415044740/http://... https://web.archive.org/web/20140810160827/http://... https://web.archive.org/web/20170616015349/http://...